bánh tim mạch giúp bồi bổ tim thông qua thành phần Hạnh nhân. lá tre có tác dụng làm tim khỏe và làm bền thành mạch, Dứa giúp đào thải chất độc bán vào tim mạch và giúp máu huyết lưu thông, Hà thủ ô giúp cân bằng và trẻ hóa tế bào
Thành Phần: Cao l1 tre gai + bột Mì + Bột Gạo + Mè + Dứa + Hà Thủ Ô + Hạnh nhân và các gia vị khác
Công Dụng: Bánh Tim mạch giúp thải chất độc vùng tim mạch và bồi bổ cho tim mạch khỏe mạnh.
Mời bạn tham khảo các công dụng chi tiết của từng thành phần.
1. Tác dụng của Lá Tre gai:
Tên khoa học: Bambusa bambos (L.), họ Lúa (Poaceae).
Lá tre, còn được gọi là Trúc diệp, là lá của cây tre gai hoặc tre nhà, có tên khoa học là Bambusa arundinacea Retz. Hay còn được biết đến với tên đồng nghĩa Bambusa arundo Kl. ex Nees.
Bộ phận sử dụng
Lá tre là một phần của cây tre, và khi các phiến lá chưa mở hoàn toàn, chúng được gọi là trúc diệp.
Lá tre là vị thuốc được sử dụng rộng rãi trong dân gian
Lá tre chứa choline, betaine, men urease, men proteslitic, diastatic và emulsin, trong đó không có HCN và acid benzoic. Ngoài ra, lá tre cũng được sử dụng như một nguồn nguyên liệu để chiết xuất chlorophyll, còn được gọi là Diệp lục.
Các nghiên cứu trung bình cho thấy mô lá tre chứa khoảng 12,92% protein và có hàm lượng proline tương đối cao, đạt 7,98%. Lá tre cũng chứa hàm lượng tương đối cao các nguyên tố khoáng với kali (12,17mg/g) và canxi (5,37mg/g), cùng với nồng độ cao của các nguyên tố vi khoáng như mangan (388,76μg/g) và sắt (123,19μg/g). Tuy nhiên, lá tre có hàm lượng bo (7,8μg/g) và kẽm (28,56μg/g) thấp.
Công dụng
Theo Y học cổ truyền
Tính vị, quy kinh
Lá tre có vị ngọt nhạt, hơi cay, tính hàn; Quy vào kinh tâm và phế.
Công năng, chủ trị
Lá tre có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu giảm sốt, giải độc, hay được dùng trong các trường hợp mụn nhọt viêm tấy mưng mủ và sốt nóng trong các dịch sốt huyết.
Theo Y học cổ truyền, lá tre có tác dụng lợi tiểu
Theo Y học hiện đại
Trong các thử nghiệm trên chuột nhắt trắng, lá tre đã được chứng minh có tác dụng an thần khi được cho uống nước sắc. Ngoài ra, lá tre cũng có tác dụng lợi tiểu nhẹ trên chuột cống trắng khi được cho uống nước sắc và cao cồn từ lá tre cũng đã được chứng minh là gây hạ đường máu trên thỏ. Nước giải khát gồm 6 vị (Lá tre, Thảo quyết minh, Cam thảo, Rau má, Thổ phục linh, Kim ngân) được thử nghiệm cho công nhân lao động với cường độ vận động cao vào mùa hè uống thấy có tác dụng làm giảm nhu cầu nước uống vào, nhưng mồ hôi lại ra nhiều hơn.
Làm lành da bị tổn thương
Trần Chí Thành và nhóm nghiên cứu đã phát triển công nghệ cố định hoạt chất từ lá tre trong dầu thẩm thấu nhanh qua da. Họ áp dụng công nghệ này để sản xuất gel trị viêm da. Kết quả thử nghiệm cho thấy gel này giúp lành da nhanh chóng sau 3 ngày cho bệnh nhân dị ứng corticoid và sau 10 ngày cho da bị bong tróc. Thử nghiệm trên tay viêm da của nhân viên y tế ở Bệnh viện Cần Giờ, TPHCM cũng không gây bí hay ngứa, mang lại cảm giác thoải mái. Dịch chiết từ lá tre kết hợp với công nghệ sản xuất giúp sản phẩm thẩm thấu vào da một cách nhanh chóng và không gây ngứa.
Dịch chiết lá tre đã được chứng minh có tác dụng nhanh làm lành vết thương
Tác dụng lên hệ nội tiết
Jawaid và cộng sự năm 2015 tiến hành nghiên cứu hoạt động estrogen của chiết xuất hydroalcoholic của Lá tre trên chuột Wistar cái đã cắt bỏ buồng trứng trong 7 ngày. Chuột được điều trị bằng chiết xuất Lá tre với liều 400 mg/kg khối lượng cơ thể cho thấy các tế bào biểu mô âm đạo bị sừng hóa, đây là dấu hiệu cho thấy sự hiện diện của estrogen và cũng cho thấy độ mở âm đạo 100%, gia tăng đáng kể về trọng lượng ướt của tử cung.
Nghiên cứu của Sriraman và cộng sự năm 2015 cũng cho thấy dịch chiết của Lá tre chứa β-sitosterol và stirysterol có thể tác dụng estrogen và có thể được sử dụng như một giải pháp thay thế an toàn cho liệu pháp hormon thay thế.
Dịch chiết Lá tre có tác dụng gần giống estrogen
Tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn và chống ung thư
Nghiên cứu của N. Jayarambabu và cộng sự năm 2023 nhằm đánh giá khả năng kháng khuẩn, chống oxy hóa, chống ung thư của dịch chiết Lá tre được tổng hợp sinh học thành các hạt nano bạc. Các tác giả kết luận rằng Lá tre có hoạt động kháng khuẩn mạnh mẽ chống lại mầm bệnh vi khuẩn (B. Subtilis, S. Epidermis, P. aeruginosa, E.coli và S. Shigella boydii), giảm các gốc tự do, tạo ra chất chống ung thư phụ thuộc vào liều lượng chống lại các dòng tế bào ung thư vú MCF-7.
2. Công Dụng của Dứa:
Trong mỗi trái thơm (trái dứa) chứa lượng calo thấp nhưng lại có nhiều thành phần dinh dưỡng:
Vitamin A
Vitamin C
Vitamin B6
Folate
Sắt
Kẽm
Canxi
Tinh bột
Chất xơ
Kali
Axit pantothenic
Mangan…
Cụ thể, loại quả này đặc biệt giàu vitamin C và Manga – những hợp chất rất cần thiết cho sức khỏe của hệ miễn dịch. Vitamin C giúp cơ thể hấp thụ sắt, chống oxy hóa cho cơ thể… Bên cạnh đó, Manga hỗ trợ tăng trưởng cho cơ thể và duy trì sự trao đổi chất.
Dứa chứa lượng calo thấp nhưng lại giàu thành phần dinh dưỡng (Nguồn: Internet)
Những công dụng của trái thơm đối với sức khỏe
Thơm không chỉ là loại quả nhiệt đới thơm ngon, dễ dàng chế biến cùng nhiều món ăn mà còn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Vậy ăn thơm có tác dụng gì? Dưới đây là những tác dụng của trái thơm mà bạn nên biết:
Có tác dụng chống viêm hiệu quả
Ăn dứa có tác dụng gì đối với sức khỏe? Với thành phần dinh dưỡng tuyệt vời, dứa được biết đến là loại quả giúp chống viêm vô cùng hiệu quả. Trong quả dứa có chứa bromelain – một loại enzyme tương đối hiếm. Bromelain được chứng minh là một chất chống viêm, chống sưng tốt, đồng thời đẩy nhanh quá trình hồi phục sau phẫu thuật, chấn thương. Do đó, việc bổ sung dứa cho những người bị viêm cơ và khớp, viêm họng, viêm xoang cấp tính, gout… được nhiều bác sĩ gợi ý.
Bướu cổ: Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp chẩn đoán và điều trị
Trái dứa có tác dụng chống viêm hiệu quả (Nguồn: Internet)
Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trong một khẩu phần dứa có chứa 130% hàm lượng vitamin C (còn được biết đến là axit ascorbic). Vitamin C có tác dụng rất lớn đối với hệ miễn dịch của cơ thể. Chúng kích thích các bạch cầu hoạt động như một chất chống oxy hóa để bảo vệ cơ thể trước các gốc tự do. Các gốc tự do có thể phá vỡ chức năng của các tế bào, gây nguy hiểm đến quá trình trao đổi chất, thậm chí biến các tế bào khỏe mạnh thành các tế bào ung thư. Vì vậy, việc bổ sung dứa vào chế độ ăn hàng ngày không những giúp bạn giải nhiệt mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch vô cùng hiệu quả.
Ăn dứa giúp tăng cường hệ miễn dịch (Nguồn: Internet)
Tác dụng bất ngờ đối với mô và tế bào
“Ăn dứa có tác dụng gì?” sẽ không chỉ dừng lại ở việc chống viêm và tăng cường hệ miễn dịch. Hàm lượng vitamin C có trong dứa còn là dưỡng chất thiết yếu đối với mô và tế bào. Chúng tạo ra collagen – thành phần protein tạo nên da, thành mạch máu và các cơ quan, đồng thời giúp chữa lành vết thương một cách nhanh chóng.
Vitamin C có trong dứa còn là dưỡng chất thiết yếu đối với mô và tế bào (Nguồn: Internet)
Ngăn ngừa ung thư
Trong quả dứa còn giàu các chất chống oxy hóa như: Vitamin A, bromelain, manga, các hợp chất flavonoid, beta-carotene… Đây là những chất quan trọng, kết hợp với superoxide dismutase sẽ giúp phòng ngừa Ung thư cổ họng, ung thư khoang miệng và ung thư vú.
Tuy nhiên, bạn sẽ không thể ngăn chặn triệt để Ung thư nếu chỉ ăn dứa. Do đó, bạn nên kết hợp chúng cùng những thực phẩm lành mạnh, nhiều dưỡng chất khác để ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư.
Dứa giúp phòng ngừa các bệnh Ung thư khác nhau (Nguồn: Internet)
Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Ăn thơm có tác dụng gì cho hệ tiêu hóa? Trong 165g thơm có chứa 2,3g chất xơ, bao gồm xơ hòa tan và không hòa tan. Thơm có thể giúp bạn tránh tình trạng đông máu, táo bón, huyết áp, tiêu chảy, xơ vữa động mạch, hội chứng ruột kích thích… Chất xơ kích thích giải phóng các chất tiêu hóa để giúp thực phẩm hòa tan, đồng thời thúc đẩy thức ăn đi qua đường tiêu hóa một cách bình thường. Ngoài ra, việc bổ sung dứa cũng sẽ giúp loại bỏ Cholesterol dư thừa, làm sạch mạch máu, từ đó nâng cao sức khỏe tim mạch.
Hạnh nhân có nguồn gốc từ Trung Đông. Hạnh nhân được bán sống hoặc rang. Chúng cũng được sử dụng để sản xuất sữa hạnh nhân, dầu, bơ, bột hoặc bột nhão. Trong 28 gram hạnh nhân có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng như sau:
Chất xơ: 3,5 gram
Protein: 6 gram
Chất béo: 14 gram
Vitamin E: 37% RDI
Mangan: 32% RDI
Magiê: 20% RDI
Hạnh nhân cũng chứa một lượng đồng, vitamin B2 (riboflavin) và phốt pho. Bên cạnh đó, hạnh nhân cũng có nhiều axit phytic, một chất liên kết các khoáng chất nhất định và ngăn chặn chúng được hấp thụ. Mặc dù axit phytic thường được coi là một chất chống oxy hóa lành mạnh, nhưng nó cũng làm giảm một chút lượng sắt, kẽm và canxi bạn có được từ hạnh nhân.
Hạnh nhân nhân chứa nhiều vi chất có lợi cho sức khỏe người dùng
2. Hạnh nhân được nạp chất chống oxy hóa
Hạnh nhân là một nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tuyệt vời. Chất chống oxy hóa giúp bảo vệ chống lại stress, có thể làm hỏng các phân tử trong tế bào và góp phần gây viêm, lão hóa và các bệnh như ung thư. Các chất chống oxy hóa mạnh mẽ trong hạnh nhân chủ yếu tập trung ở lớp màu nâu của da. Một thử nghiệm lâm sàng trên 60 người hút thuốc nam cho thấy, tiêu thụ khoảng 84 gram hạnh nhân mỗi ngày làm giảm 23 dấu ấn sinh học do stress oxy hóa. Ăn hạnh nhân trong các bữa ăn chính giúp giảm một số dấu hiệu tổn thương oxy hóa.
3. Hạnh nhân có nhiều vitamin E
Vitamin E có mối liên quan với chất chống oxy hóa hòa tan trong chất béo. Những chất chống oxy hóa này có xu hướng tích tụ trong màng tế bào trong cơ thể, bảo vệ các tế bào khỏi bị tổn thương oxy hóa.
Hạnh nhân là một trong những nguồn vitamin E tốt. Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc tiêu thụ vitamin E làm cho tỷ lệ mắc bệnh tim, ung thư và bệnh Alzheimer thấp hơn
Hạnh nhân có nhiều vitamin E giúp chống oxy hóa
4. Hạnh nhân có thể hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu
Các loại hạt ít carbs nhưng nhiều chất béo, protein và chất xơ lành mạnh. Vì vậy, chúng là một lựa chọn hoàn hảo cho những người mắc bệnh tiểu đường.
Một lợi ích khác của hạnh nhân là lượng magie cao
Magiê là một khoáng chất tham gia vào hơn 300 quá trình của cơ thể, bao gồm kiểm soát lượng đường trong máu. Hạnh nhân hỗ trợ khắc phục sự thiếu hụt này làm giảm đáng kể lượng đường trong máu và cải thiện chức năng insulin. Những người không mắc bệnh tiểu đường cũng thấy giảm đáng kể tình trạng kháng insulin khi bổ sung magie.
Điều này chỉ ra rằng thực phẩm chứa nhiều magie như hạnh nhân có thể giúp ngăn ngừa hội chứng chuyển hóa và bệnh tiểu đường loại 2.
5. Magie trong hạnh nhân cũng có thể giúp giảm mức huyết áp.
Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các cơn đau tim, đột quỵ và suy thận. Sự thiếu hụt magie có liên quan mạnh mẽ đến huyết áp cao bất kể bạn có bị thừa cân hay không. Các nghiên cứu cho thấy rằng việc điều chỉnh sự thiếu hụt magie có thể dẫn đến việc giảm huyết áp chính Nếu không đáp ứng các khuyến nghị về chế độ ăn uống cho magiê, thêm hạnh nhân vào chế độ ăn uống của bạn có thể có một tác động rất lớn.
Hạnh nhân có ích với người bệnh lý tăng huyết áp
6. Hạnh nhân có thể làm giảm mức cholesterol
Nồng độ lipoprotein LDL cao trong máu còn được gọi là cholesterol "xấu" là một yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim. Chế độ ăn uống có thể có ảnh hưởng lớn đến mức độ LDL. Một số nghiên cứu cho thấy hạnh nhân làm giảm LDL hiệu quả. Một nghiên cứu kéo dài 16 tuần ở 65 người mắc bệnh tiểu đường cho thấy chế độ ăn cung cấp 20% lượng calo từ hạnh nhân làm giảm mức cholesterol LDL xuống trung bình 12,4 mg / dL. Một nghiên cứu khác cho thấy ăn 42 gram hạnh nhân mỗi ngày giúp giảm cholesterol LDL xuống 5,3 mg / dL trong khi vẫn duy trì cholesterol HDL "tốt".
Hạnh nhân ngăn chặn quá trình oxy hóa có hại của cholesterol LDL. Nó cũng bảo vệ LDL khỏi quá trình oxy hóa, đây là một bước quan trọng trong sự phát triển của bệnh tim. Da hạnh nhân rất giàu chất chống oxy hóa polyphenol, giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa cholesterol. Hiệu quả có thể cao hơn nữa khi kết hợp với các chất chống oxy hóa khác như vitamin E.
7. Hạnh nhân tốt cho sức khỏe của xương
Hạnh nhân là một thực phẩm xây dựng xương. Khẩu phần 1 ounce hạnh nhân có lượng canxi bằng 1/4 cốc sữa. Trên hết, nó đã nạp phốt pho để giữ cho bộ xương và cơ thể khỏe mạnh, điều này sẽ làm giảm nguy cơ gãy xương.
Hạnh nhân tốt cho sức khỏe của người sử dụng nếu được dùng đúng cách
8. Hạnh nhân có thể có hiệu quả để giảm cân
Cơ thể bạn không hấp thụ khoảng 10 - 15% lượng calo trong các loại hạt. Ngoài ra, một số bằng chứng cho thấy rằng ăn các loại hạt có thể tăng cường trao đổi chất. Do đặc tính bão hòa của chúng, các loại hạt là một lựa chọn tuyệt vời cho chế độ ăn kiêng giảm cân hiệu quả.
Một nghiên cứu ở 100 phụ nữ thừa cân cho thấy những người tiêu thụ hạnh nhân giảm cân nhiều hơn so với những người ăn kiêng. Họ cũng cho thấy sự cải thiện về chu vi vòng eo và các dấu hiệu sức khỏe khác.
Mặc dù có nhiều chất béo, hạnh nhân chắc chắn là một loại thực phẩm thân thiện với việc giảm cân. Hạnh nhân và các loại hạt khác có lượng calo rất cao.
Ăn hạnh nhân làm giảm cơn đói, giảm lượng calo tổng thể. Hạnh nhân chứa ít carbs và nhiều protein và chất xơ. Cả protein và chất xơ đều được biết là làm tăng cảm giác no. Điều này có thể giúp bạn ăn ít calo. Một nghiên cứu kéo dài bốn tuần ở 137 người tham gia cho thấy, tiêu thụ một khẩu phần hạnh nhân 43 gram hàng ngày giúp giảm đáng kể cơn đói và ham muốn ăn.
Hạnh nhân chứa nhiều chất béo, chất xơ, protein, magiê và vitamin E. Lợi ích sức khỏe của hạnh nhân bao gồm giảm lượng đường trong máu, giảm huyết áp và giảm mức cholesterol. Nó cũng có thể giảm đói và thúc đẩy giảm cân.Tất cả những điều đó làm cho hạnh nhân gần như là một thực phẩm hoàn hảo để sử dụng